Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Điểm nhấn trong phong cách kiến trúc tân cổ điển

Phong cách kiến trúc tân cổ điển là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 trường pháp kiến trúc hiện đại và cổ điển, các chi tiết cổ điển được mô phỏng theo một cách hiện. Nhìn từ phía ngoài căn nhà toát lên vẻ uy nghi, cổ kính của phong cách cổ điển nhưng không hề thiếu đi sự hiện đại, tinh tế đậm chất hiện đại. Kiến trúc phong cách tân cổ điển là đề tài sáng tạo bất tận cho các nhà KTS, ngày càng xuất hiện nhiều hơn những căn biệt thự lâu đài được thiết kế theo phong cách này, không những kế những căn nhà cấp 4 cũng có thể được thiết kế theo phong cách tân cổ điển. Những KTS ARC Việt luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi phát triển bản thân để đưa đến với khách hàng những sản phẩm kiến trúc tốt nhất. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những điểm nổi bật về kiến trúc tân cổ điển.

Sự ra đời của phong cách tân cổ điển



Phủ định sự phù phiếm vô luân của trường phái Rococo, lấy cảm hứng từ nghệ thuật cổ điển Hy-La, chú trọng sự giản đơn và cân đối, Tân cổ điển (neoclassicism) đã thống trị châu Âu qua hai thế kỷ 18-19. Trong nửa cuối thế kỷ 18, các kiến trúc sư người Scotland cùng nhà thiết kế Robert Adam và những người anh em của ông đã giới thiệu cách giải thích mới cho phong cách cổ điển. Đó là cơ sở bắt nguồn cho một trào lưu mới – tân cổ điển – chính thức lên ngôi rực rỡ.

Trong những năm trở lại đây phong cách tân cổ điển (neoclassicism) được nhiều người lựa chọn, sự cách tân trong phong cách thiết kế để phù hợp hơn với tổng thể kiến trúc cảnh quan chung. Những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách tân cổ điển luôn nổi bật, nội thất tân cổ điển mang tới cái nhìn gợi cảm, tuy giản đơn nhưng đem lại sự tinh tế, thanh lịch cho không gian mà nó hiện diện. Giống như sự chắt lọc tinh túy từ quá khứ, cộng thêm nét phóng khoáng của con người hiện đại, tân cổ điển vì thế luôn có được sức sống bền bỉ với những giá trị cao về nghệ thuật và thẩm mỹ.

Ngoại thất khi trang trí cho cho ngôi nhà thiết kế theo phong cách này không quá cầu kỳ, chú trọng thực tiễn, tiện dụng tận dụng tối đa không gian sân vườn, vì diện tích căn nhà thường chiếm một khoảng lớn vì thế sân vườn sẽ bị bó hẹp. Cần sự sắp xếp, bố trí khoa học tạo nên sự hài hòa.

Tư vấn trang trí nội thất phong cách tân cổ điển cho căn phòng


Kiến trúc tân cổ điển còn là sự hoàn mỹ trong mỗi chi tiết trang trí tối giản - vẻ đẹp toát ra từ chính những đường cong tuyệt mỹ trong mỗi chi tiết nội thất. Đó không phải là những đường nét hoa văn cầu kỳ trong phong cách cổ điển, mỗi một chi tiết đều toát lên sự tinh xảo mà đơn thuần chỉ là những nét lượn đầy gợi cảm trên ghế tựa, đèn chùm, tay vịn… Chúng nâng đỡ cho nhau, khi đặt cạnh nhau mới thực sự tỏa sáng, đồng điệu và hài hòa đến mê hoặc.

Đặc điểm màu sắc

Lựa chọn màu sắc cho ngôi là là điều không thể bỏ qua và vô cùng quan trọng, phong cách Tân cổ điển gam màu chủ đạo thường là màu kem, xám, xanh, vàng và xanh lá cây kết hợp với màu đen bóng, đỏ bóng, vàng bóng, bạc bóng để làm điểm nhấn.

Nội thất trang trí cho căn phòng

Các đồ nội thất theo phong cách tân cổ điển là đơn giản nhưng đối xứng. Điển hình có thể kể đến là nội thất gỗ tối màu và đồ trang trí bắt mắt, sàn – tường bằng đá hoa cương hoặc cẩm thạch cùng với thảm Ba Tư sang trọng .Các chất liệu cho rèm, bọc sofa… chủ yếu là tơ lụa, thổ cẩm, linen, nhung.

Phụ kiện trang trí


Đồ trang trí như: đỉnh, bình, đồ gốm, tượng trang trí sẽ là những điểm nhấn cho sự sang trọng cho không gian sống. Các tấm gương lớn, bình hoa trang trí hoặc các các phẩm nghệ thuật cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai ưu chuộng phong cách tân cổ điển này.

Để phù hợp hơn với điều kiện sinh hoạt và sử dụng ngày nay thì các kiến trúc thiết kế theo phong cách tân cổ điển được cách tân đi lược bớt đi sự rườm rà không cần thiết mà thay vào đó là sự tinh tế hơn trong việc sắp xếp và bố cục các hoa văn, tạo nên một ngôi nhà đẹp cả về thẩm mỹ lẫn công năng sử dụng trong nó. Biệt thự tân cổ điển mang đến cho chủ nhân ngôi nhà một sự sang trọng và tinh tế cần thiết thể hiện đẳng cấp và giá trị mà ngôi nhà đem lại cho mỗi gia đình.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét